Vai trò của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên trong tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay
Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định rõ: Đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng trọng
dụng nhân tài, đào tạo và bồi dưỡng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân
và gia đình, xã hội. Tỉnh Bắc Ninh, nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực càng có ý nghĩa quan trọng khi cơ cấu nền kinh tế chiếm
trên 74,6% thuộc các lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng, trong đó có 80% là công nghiệp điện tử và công nghiệp phụ trợ. Với
quy mô nguồn nhân lực trên 320,000 lao động, nguồn nhân lực tại chỗ trong tỉnh
mới đáp ứng được khoảng 24,6%. Mục tiêu được Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XX
đặt ra, phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao của vùng, xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài, tạo các
nguồn lực phát huy sức mạnh tổng hợp
toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Để thực hiện được các
mục tiêu đó, có nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ như sắp xếp, mở rộng
phát triển quy mô mạng lưới trường lớp, hợp lý khoa học, đa dạng hóa các loại
hình học tập. Tăng cường đổi mới công tác quản lý, xây dựng đề án cơ chế chính
sách phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng nâng cao năng
lực đội ngũ giảng viên, đẩy mạnh đầu tư đồng bộ hạ tầng khu nghiên cứu và đào
tạo. Tập trung hỗ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo
nghề…Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên
truyền miệng được thực hiện trong các chuyên đề sinh hoạt Đảng ở các cấp để
triển khai các chủ trường của Đảng, chính sách của Nhà nước vẫn là hoạt động
đang được các cấp ủy đảng quan tâm, tổ chức thực hiện thường xuyên và triển
khai sâu rộng để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Bắc Ninh trong tình hình mới hiện
nay.

Thầy Nguyễn Đức Lưu, Hiệu trưởng Nhà trường thăm quan nhà xưởng sản xuất dây chuyền auto line
Trong giai
đoạn 2015-2020, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực, đầu tư xây dựng hệ thống các trường học, nhất là các trường chất lượng cao
theo hướng đồng bộ hiện đại. Nguồn nhân lực tăng nhanh về số lượng, đang dạng
về cơ cấu, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp được sắp xếp, kiện toàn, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên. Thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ tri thức, chuyên gia trong và ngoài
nước làm việc trên địa bàn. Năng suất lao động bình quân tăng 6,5% cao hơn bình
quân cả nước (5,6%). Năng suất lao động của các loại hình kinh tế có sự thay
đổi đáng kể, trong đó khu vực ngoài nhà nước năm 2020 ước đạt 137,8 triệu
đồng/lao động (gấp 1,9 lần năm 2015), khu vực nhà nước năm 2020 ước đạt 442,8
triệu đồng/lao động (gấp 1,7 lần năm 2015). Công nghiệp điện tử, công nghiệp
công nghệ cao trở thành mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển
công nghiệp, đưa Bắc Ninh thành trung
tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao cả nước.

Giảng viên, sinh viên nhà trường nghe các kỹ sư hướng dẫn lắp đặt dây chuyền tự động tại trường
Kết quả của
công tác tuyên truyền nói chung và các báo cáo chuyên đề trong thời gian vừa
qua về tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng đã
đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn 5 năm qua và tạo tiền đề cơ bản cho mục tiêu đưa Bắc Ninh trung tâm đào
tạo, nghiên cứu chất lượng cao của vùng. Chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước đã được vận dụng, phổ biến tới các cấp, ngành, lĩnh vực cụ thể hóa với
các nội dung tuyên truyền đã được thực hiện trong hoạt động đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Đảng ủy Sở LĐ-TB&XH với chức năng nhiệm vụ được
giao đã tập trung cụ thể tuyên truyền bám sát vào các nội dung:
Quan điểm phát
triển nhân lực toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tăng sức cạnh tranh về
nhân lực của tỉnh trong quá trình hội nhập quốc tế. Phát triển nhân lực có
trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên
gia đầu ngành, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Phát triển nhân lực phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4. Kết hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế,
nguồn lực trong nước và nước ngoài. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và
xã hội trong phát triển nhân lực của tỉnh.
Đảng ủy Sở
LĐ-TB&XH xác định phát triển nhân lực là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn
xã hội. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội và thị trường lao động, nhất là nhu cầu
lao động của các khu công nghiệp, các ngành kinh tế có thế mạnh trong tỉnh; sử
dụng lao động hiệu quả, đúng với trình độ đào tạo và năng lực của người lao động;
Phát triển nhân lực dựa trên cơ sở
nâng cao hiệu quả từ đào tạo tới sử dụng nhân lực; ưu tiên xây dựng các cơ sở
đào tạo chất lượng cao, đào tạo đội ngũ chuyên gia, các nhóm nhân lực trình độ
cao cho các ngành có thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh.
Tuyên truyền các nội dung nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực gắn với định hướng phát triển của tỉnh. Nguồn nhân lực
gắn với lĩnh vực theo các ngành, Cơ cấu lao động ngành nông lâm thuỷ sản 25%;
nhóm ngành công nghiệp - xây dựng 42%; dịch vụ là 33%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt 70%. Chú trọng định hướng phát triển nhân lực ngành công nghệ thông tin: Đẩy
mạnh đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin cho các cán bộ, công chức trong toàn tỉnh. Định hướng đào tạo lại, bồi dưỡng,
cử tham gia các lớp đào tạo tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm bổ sung,
nâng cao năng lực chuyên môn. Xây dựng và triển khai thực hiện dự án đào tạo tập
huấn hội nghị hàng năm cho các cán bộ lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin
thuộc các đơn vị, sở, ban, ngành.
Công tác tuyên truyền định hướng
phát triển nhân lực theo theo trình độ đào tạo: Tỉ lệ lao động qua đào tạo ngắn
hạn xuống còn 30% (năm 2015 là 31.26% và đang có chiều hướng tăng), trình độ
trung cấp lên 7,5% (năm 2015 là 6,9%), trình độ cao đẳng lên 6,4% (năm 2015 là
5,69%); đại học trở lên chiếm 9,34%.
Tuyên truyền
theo định hướng thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân, tổng số lao động là 463,5
nghìn người, trong đó, lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 38,9% tổng
lao động; lao động có trình độ trên đại học chiếm 2,9%. Doanh nghiệp trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng 167
nghìn người và xấp xỉ 200 nghìn người năm 2030.
Xác định thấy vai trò của công tác
tuyên truyền miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên là quan trọng và trực tiếp
truyền tải nhanh hệ thống nội dung và kiến thức chặt chẽ, thường xuyên tiếp xúc
gắn bó với quần chúng và đảng viên ở các Chi, Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Sở
LĐ-TB&XH. Trong thời gian qua, Đảng ủy Sở đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng,
chính sách của Nhà nước thực hiện tốt tuyên truyền với các chuyên đề tiêu biểu:
“Các giải pháp phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu của trường đào tạo nghề chất
lượng cao giai đoạn 2020-2025”; “Thực trạng và giải pháp thu hút và nâng
cao kỹ năng cho người lao động lĩnh vực Cơ khí tại doanh nghiệp đáp ứng cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0”; “Quy hoạch và phát triển mạng lưới các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020”; “Định hướng đào tạo nghề tiêu
chuẩn CHLB Đức, vai trò của doanh nghiệp trong mô hình đào tạo song hành tại Bắc
Ninh”; “Đẩy mạnh
đổi mới sáng tạo, xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững, cơ bản trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại”…Các chuyên đề đã được báo cáo viên thuộc Đảng ủy Sở và
báo cáo viên Đảng bộ bộ phận Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh trình bày trước
các Chi/Đảng bộ trực thuộc. Các nội dung chuyên đề được đưa ra phân tích, bình
luận để làm rõ những nội dung ý nghĩa về chính trị, trên cơ sở các căn cứ lý luận
thực tiễn về khoa học, xác đáng và có sức thuyết phục cao. Các báo cáo viên đã
làm rõ các nội hàm, bản chất để chỉ rõ nguyên nhân và dự báo chiều hướng, khả
năng và triển vọng trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đỏi hỏi thực tiễn từ doanh
nghiệp nhằm thực hiện công cuộc CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện
nay.
Tuy nhiên, trong thời gian qua
công tác tuyên truyền miệng, hoạt động đội ngũ báo cáo viên vẫn còn bộ lộ nhiều
những nội dung khó khăn khi thực hiện báo cáo viên tại các chi đảng bộ. Đội ngũ
báo cáo viên là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo, tập huấn hay bồi dưỡng, kinh nghiệm
thực tế để làm sáng tỏ nội dung chuyên đề, tài liệu để cập nhật nội dung mới là
khó khăn. Công tác tuyên truyền miệng là đặc thù, không có một cách thức hay
phương tiện nào có thể thay thế được do vậy việc lựa chọn và bồi dưỡng đảng
viên làm công tác báo cáo viên cũng là vấn đề cần chú trọng, xây dựng theo lộ
trình.
Trước những nhiệm vụ, yêu cầu mới,
nâng cao khả năng chiến đấu của Đảng trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Quá trình tham gia vào hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng trở lên sâu sắc và toàn diện của Việt Nam nói chung,
tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Việc tuyên truyền miệng đặt ra các nội dụng không chỉ
liên quan đến hoạt động chuyên môn thuần túy mà còn khắc phục được những mặt
trái của cơ chế thị trường, chống lại các chiến lược của “diễn biến hòa bình” từ
các thế lực thù địch.
Ban Bí thư khóa X đã khẳng định: “Báo
cáo viên là một lực lượng vô cùng quan trọng trong công cuộc tuyên truyền giáo
dục những quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa
tiếng nói của Đảng trực tiếp đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân quần chúng”.
Như vậy, có thể thấy được vai trò của báo cáo viên và công tác tuyên truyền miệng
hiện nay thực sự có vị trí không nhỏ trên mặt trận tuyên truyền của Đảng. Yêu cầu
với báo cáo viên không chỉ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có năng lực
trình độ và yêu cầu đòi hỏi khắc khe về nội dung góp phần định hướng các suy
nghĩ và hành động của mọi người đi theo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính
sách phát luận của Nhà nước.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, bài học
kinh nghiệp rút ra từ thực tiễn, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo
cáo viên Đảng bộ Sở Lao động - TB&XH trong thời gian tới cần tập trung một
số nội dung cơ bản như:
Công tác tuyên truyền cần bám sát Nghị quyết Đại
hội lần thứ XIII của Đảng toàn quốc và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, căn cứ
các chỉ đạo của Đảng về công tác tuyên truyền miệng, có lộ trình bồi dưỡng, đào
tạo, tập huấn cho báo cáo viên các cấp. Cập nhật thông tin cụ thể, mới, nhất là
trước những vấn đề, sự kiện quan trọng, nhạy cảm mà dư luận xã hội quan tâm;
góp phần thực hiện tốt vai trò đi trước của công tác tuyên truyền.
Báo cáo viên cần tăng cường lĩnh hội phân tích,
đánh giá các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… nội dung khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội đảng các cấp. Đấu tranh tích cực, quyết liệt với mọi âm mưu, thủ
đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực cơ hội, thù địch; góp phần củng cố,
tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Tích cực nâng cao sinh hoạt của các Chi, Đảng bộ
bằng các chuyên đề mà báo cáo viên trình bày. Ngoài truyền đạt các nội dung
kiến thức chuyên môn liên quan đến chuyên đề thì tuyên truyền miệng còn là
người chiến sỹ đi đầu trong công cuộc đấu tranh phê phán những tư tưởng lạc
hậu, góp phần bảo vệ những chính sách, đường lối và quan điểm của Đảng và Nhà
nước.
Có thể thấy, vai trò của công tác
tuyên truyền miệng, hoạt động của báo cáo viên trong việc triển khai tuyên truyền
các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, công tác
tuyên truyền về tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH ở Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay là vấn đề trọng tâm tạo nhận
thức, ý nghĩa tới các cấp, ngành đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả
năng ứng dụng nền công nghiệp 4.0, đáp ứng cho mục tiêu Bắc Ninh trở thành
Thành phố thông minh trong thời gian gần nhất./.
TS.
Vũ Quang Khuê
Phó Bí thư ĐBBP, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp
Đảng bộ Sở Lao động, Thương binh & XH