Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực sự là một đột phá lý luận của Đảng ta
Trong mấy ngày gần đây, bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của
GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ đảng viên, cũng như nhân
dân trong cả nước.
Đây là một bài viết
hết sức tâm huyết, đầy trách nhiệm của đồng chí Tổng Bí thư trong thời điểm
Đảng ta đã khẳng định quan điểm “kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bài viết đã lột tả đầy đủ
được tính bản chất và sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
|
|
Đồng chí Đoàn Văn Báu trao đổi với phóng viên Báo Quân đội
nhân dân Điện tử.
|
Trong bài viết, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời câu hỏi định hình chủ nghĩa xã hội thế nào,
và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc
điểm cụ thể ở Việt Nam? Đặc biệt tôi rất tâm đắc khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
phân tích rất kỹ đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa của Việt Nam.
Trong bài viết, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ
bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực
hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc
kinh nghiệm của thế giới”. Có thể thấy, từ năm 1986, Đảng ta xác
định con đường đổi mới nhưng không đứt ngọn, đổi màu, không thay đổi hệ thống
lý luận; chỉ đổi mới bắt đầu từ tư duy kinh tế, chấp nhận một nền kinh tế nhiều
thành phần, một nền kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, khi áp dụng tại Việt Nam,
không phải là nền kinh tế thị trường chung chung, tự do mà đó là nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì sao lại theo xã hội chủ nghĩa?
Vì như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài viết: “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý
tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu
cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”. Chính
bởi mục tiêu xuyên suốt này, nên mặc dù trải qua 35 năm Đổi mới nhưng Đảng ta
vẫn kiên trì thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
tạo ra một bản sắc mới, bản sắc chỉ Việt Nam mới có.
Chính nhờ sự kiên định
trong việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hòa
nhập nhưng không hòa tan, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, mà
như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhắc đến: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sự sáng tạo, là kết quả của cả một quá
trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ta...”.
|
![Hưởng ứng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực sự là một đột phá lý luận của Đảng ta]()
|
Đồng chí Đoàn Văn Báu trao đổi với Báo Quân đội nhân dân
Điện tử.
|
Trong bài viết, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định, “một đặc trưng cơ bản, một
thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường
ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với
chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát
triển... Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và
công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Quả
thực, chúng ta chưa bao giờ “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo
tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Một ví dụ hết sức sinh động cho quan điểm này chính
là công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua. Ngay từ đợt
dịch đầu tiên, mặc dù nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề nhưng để đảm bảo an sinh
xã hội, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đã được ban hành, triển khai ngay nhằm hỗ trợ
khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19. Trong suốt
hơn 1 năm ứng phó với dịch bệnh, Việt Nam luôn kiên trì thực hiện mục tiêu kép:
“Vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội”. Chính nhờ
quan điểm “không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo
tăng trưởng kinh tế đơn thuần”, trong cuộc chiến với dịch
bệnh, Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng, một hình mẫu của thế giới.
|
![Hưởng ứng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực sự là một đột phá lý luận của Đảng ta]()
|
Đường phố Hà Nội trang hoàng trước ngày bầu
cử.
|
Có thể khẳng định,
những phân tích, luận giải về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa làm sáng rõ,
là kim chỉ nam cho công cuộc Đổi mới của đất nước trong thời gian tới. Tôi tin
tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta
sẽ tiếp tục giành những thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Nguồn:qdnd.vn (ngày 21/5/2021)