Theo nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng NGUYỄN TRỌNG PHÚC, điểm nổi bật
trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là
nhận thức về chủ nghĩa xã hội hướng tới Nhân dân, hướng tới con người, mang lại
sự giải phóng triệt để con người về mặt xã hội, với những mưu cầu cuộc sống tốt
đẹp, hạnh phúc hơn cho Nhân dân.
Con đường đúng đắn và tất yếu
- Ông có suy nghĩ như thế nào khi đọc bài viết "Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
"99,57% cử tri đi bỏ
phiếu trong Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021 - 2026 (ngày 23.5) vừa qua là minh chứng sinh động nhất thể hiện
quyền dân chủ thực sự của người dân. Nhân dân có quyền thực hiện dân chủ trực
tiếp và dân chủ gián tiếp.
Cụ thể, quyền dân chủ trực
tiếp được thể hiện ở việc người dân có quyền bầu cử hay trực tiếp tham gia thảo
luận, góp ý vào các dự thảo Nghị quyết của Đảng, các dự thảo chính sách pháp
luật của Nhà nước...; còn dân chủ đại diện là Nhân dân thông qua người đại diện
của mình và cơ quan thực hiện quyền dân chủ đại diện như Quốc hội, HĐND các
cấp.
Ngoài ra, quyền lực Nhân
dân còn được thể hiện ở những vấn đề khác như quyền sở hữu tư liệu sản xuất,
quyền phát triển kinh tế, làm giàu, quyền được hưởng thụ văn hóa, quyền tham
gia vào các vấn đề của đời sống xã hội... Đây cũng chính là bản chất của Nhà
nước pháp quyền".
-
Bài viết của Tổng Bí thư là sự tổng kết lý luận, thực tiễn của 35 năm đổi mới
đất nước, qua đó phân tích, làm sáng tỏ 2 vấn đề: Một là, đặc
trưng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phù hợp với Việt Nam, trên cơ sở nhận
thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hai
là, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào, tức là
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Minh
chứng rõ nhất cho thành công của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là thực tiễn
phát triển đất nước ta suốt thời gian qua. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đó là phát triển kinh tế, ổn định hệ thống
chính trị, thành tựu về văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống của người dân,
bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trong đó, quan
trọng hơn cả là phát triển nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội.
-
Nhiều chuyên gia, học giả khẳng định, những quan điểm, lập luận được nêu trong
bài viết đã đập tan những hoài nghi về chủ nghĩa xã hội. Ông có chia sẻ
điều này?
- Sau sự sụp đổ của mô hình
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, đã có rất nhiều hoài nghi về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Bài viết khẳng định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam, con đường
tất yếu gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ và Đảng ta đã
lựa chọn. Đồng thời bác bỏ, phê phán những luận điệu sai trái của các thế lực
thù địch, cho rằng chủ nghĩa xã hội là không tưởng và khó thành hiện thực.
Bài
viết định hướng rõ cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta về con đường sắp tới,
đó là thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đẩy mạnh
công cuộc đổi mới, thực hiện tốt Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011); đặt ra định hướng đến
giữa thế kỷ XXI, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ra sao, trong đó nêu rõ yêu cầu về kinh tế, chính trị, con người,
chuẩn mực đạo đức… Tất cả những luận cứ đó củng cố niềm tin của Nhân dân, cán
bộ, đảng viên vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn từ năm
1930 và bây giờ đang từng bước được hiện thực hóa.
Tất
nhiên, chúng ta còn đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Và thời kỳ
đó là rất dài như Tổng Bí thư đã nói. Nhưng trên hành trình đó, chúng ta thống
nhất nhận thức về chủ nghĩa xã hội, đó là chế độ xã hội hướng tới Nhân
dân, hướng tới con người, mang lại sự giải phóng triệt để cho con người về mặt
xã hội, với những mưu cầu cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn cho mỗi người
dân.
Đóng góp cho kho tàng lý luận thế giới
-
Trong bài viết của mình, Tổng Bí thư đã chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản giữa
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản. Theo ông,
điều này có ý nghĩa như thế nào?
-
Những khác biệt giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp
quyền tư sản được Tổng Bí thư chỉ ra trong bài viết đã làm bật lên tính ưu
việt của chủ nghĩa xã hội. Theo đó, pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Còn
pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền
làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số người dân. Thông
qua thực thi pháp luật, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm các điều
kiện để Nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với
mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân.
Thực
tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã thể hiện rất rõ, Đảng và Nhà
nước ta luôn đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết, trước hết. Bằng chứng là
quyền lực chính trị, lợi ích kinh tế, quan hệ xã hội, tư tưởng làm chủ của Nhân
dân đã được ghi trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội và cũng được ghi rõ trong Hiến pháp năm 2013. Trong 8 đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Cương lĩnh năm 2011 chỉ ra, có đặc trưng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do
Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tổng Bí thư đã làm rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bản chất đó thể hiện quyền lực thuộc về Nhân dân,
đây cũng chính là tư tưởng cốt lõi, căn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà
nước pháp quyền.
-
Có thể thấy, bài viết của Tổng Bí thư là tiếng nói cho hướng đi, sự phát
triển chủ nghĩa xã hội trên thế giới, chứ không chỉ riêng ở Việt Nam, thưa ông?
-
Đúng vậy. Hiện nay không phải chỉ riêng Việt Nam mà còn có các quốc gia khác
đang tiến lên chủ nghĩa xã hội và những trào lưu khác của chủ nghĩa
xã hội. Từ tổng kết của Việt Nam, Tổng Bí thư đã đóng góp thêm tiếng nói của
Việt Nam vào kho tàng lý luận thế giới về chủ nghĩa xã hội. Tôi cho rằng, theo
xu hướng tất yếu, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, dù
quá trình đi lên phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đây là quy
luật vận động tất yếu của lịch sử.
-
Xin cảm ơn ông!
Nguồn:daibieunhandan.vn